[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Kỷ lục gia, NSND Kim Cương: 85 năm cống hiến cho nghệ thuật và cộng đồng

21-11-2022

(WOWTIMES - VIETKINGS) Đã nhiều thập niên trôi qua, thế nhưng giới mộ điệu sân khấu chỉ cần nghe đến những cái tên đã trở thành “biểu tượng” của sân khấu như Lá sầu riêng, Trà hoa nữ, Lan và Điệp thì sẽ nghĩ ngay đến NSND Kim Cương - “Kỳ nữ”, “Đào bi”, đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Với 40 năm gắn bó nghề và hơn 80 năm sống nhiệt thành với đời, nữ nghệ sĩ đã tận hưởng đủ đắng cay lẫn hạnh phúc, vinh quang...

 

 

Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937, tại Cửa Thượng Tứ, thành phố Huế. Thân phụ của bà là ông Nguyễn Phước Cương, vốn là bầu gánh hát Đại Phước Cương, và thân mẫu của bà là Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Bà có người anh ruột là danh hài Ngọc Trai và em gái ruột tên là Kim Quang. Ông Cương là con trai của vua Thành Thái nên Kim Cương là cháu nội của ngài.

 

NS Kim Cương bên mẹ và hai em (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Kim Cương bên bàn thờ vua Thành Thái (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Nghệ sĩ Kim Cương xuất thân trong gia đình có truyền thống sân khấu lâu đời của Nam bộ. Dòng họ của bà có đến 4 đời làm bầu hát. Khởi đầu là gánh hát bội Bà Lớn (tức bà cố nội của NSND Kim Cương), kế đến là gánh hát Cô Ba Ngoạn (bà nội của NSND Kim Cương), rồi vang danh với gánh Đại Phước Cương (cha của NSND Kim Cương) và đến NSND Kim Cương là Đoàn thoại kịch Kim Cương. Gia đình bà có rất nhiều nghệ sĩ tài danh. Nổi danh nhất là nghệ sĩ Năm Phỉ (dì Năm của NSND Kim Cương, mà bà gọi là má Năm) và thân mẫu của NSND Kim Cương là NSND Bảy Nam. Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở "Na Tra lóc thịt", do chính mẹ bà viết kịch bản.

 

Tiếp nối truyền thống 4 đời theo nghệ thuật của gia đình, NSND Kim Cương bén duyên với nghệ thuật sân khấu từ rất sớm. Bà tâm tình: “Nghề hát không chỉ là cái nghề, mà còn là cái đạo. Tôi hát để thỏa mãn cái chất nghệ thuật trong mình và phục vụ cho xã hội".

 

Nhắc đến kịch Kim Cương, người ta nghĩ đến thân phận những người phụ nữ đau khổ, bi thương nhưng vẫn khao khát hạnh phúc.  Tự viết, tự dàn dựng và thường thủ vai chính, mỗi vở diễn của NSND Kim Cương đều "bách phát bách trúng". Không chỉ nổi tiếng với các vai đào thương đầy số phận, Kim Cương còn thể hiện tài năng của mình bằng việc chắp bút cho các kịch bản. Dưới bút danh Hoàng Dũng, NSND Kim Cương đã viết trên 50 vở kịch cho đoàn kịch Kim Cương, trong đó, có những vở kịch đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ khán giả như: Tôi là mẹ, Lá sầu riêng, Trà hoa nữ, Dưới hai màu áo, Huyền thoại mẹ, Vực thẳm chiều cao, Bông hồng cài áo... Bà là người tiên phong một trong những đoàn kịch nói đầu tiên của Sài Gòn - Đoàn kịch Kim Cương; tham gia hơn 200 vai diễn; là tác giả, đạo diễn sân khấu của khoảng 70 vở diễn nổi tiếng. Với tài năng, danh xưng Kỹ nữ Kim Cương được ký giả Nguyễn Ang Ca - tờ báo Tiếng Dội dành tặng vào giữa thập niêm 1950. Danh xưng này đã theo Kim Cương cho đến hôm nay.

 

Kỳ nữ Kim Cương mang cái nghiệp sân khấu gắn liền từ thuở còn nôi, chảy sâu trong từng thớ thịt dòng tộc, trong từng hơi thở, nét mặt biểu cảm hết sức “Dòng giống nghệ thuật”. Vốn dĩ Kim Cương sinh ra để tiếp tục cái vượng khí “Kỳ nữ” của "Gia đình nghiệp Hát”, tiếp tục mài giũa để trở thành “Cô Đào Bi Kiệt Xuất” trong thế giới của “Những Viên Kim Cương Sân Khấu”, để trở thành một Kim Cương, đơn thuần như chính cái tên Cô vậy. (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Dưới bút danh Hoàng Dũng, bà đã tạo nên những kịch bản sống mãi trong lòng khán giả cũng như làm nên phong cách “kịch Kim Cương”

 

Sau khi giã từ ánh đèn sân khấu, NSND Kim Cương dành hết thời gian cho các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ cho những mảnh đời khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, … Nghệ sĩ Kim Cương từng giữ chức Phó chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM. Đến nay, khi đã 85 tuổi, nghệ sĩ Kim Cương vẫn bền bỉ với những hoạt động thiện nguyện và không ngừng lan tỏa hạnh phúc đến những mảnh đời kém may mắn.

 

Miệt mài suốt 60 năm qua, NSND Kim Cương đã sát cánh cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo, đem lại ánh sáng cho người mù, chữa bệnh tim cho hàng ngàn em bé mang dị tật bẩm sinh, mang lại nụ cười cho các em bé không may bị sứt môi, hở hàm ếch... (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

HÀNH TRÌNH HƠN 80 NĂM CỐNG HIẾN CHO NGHỆ THUẬT VÀ CỘNG ĐỒNG

- Kim Cương sớm đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày trong vai đứa con sơ sinh của Thị Mầu mà đạo cụ là cái bình sữa trong tuồng Quan Âm Thị Kính nhân dịp mừng thọ Thái hậu Từ Cung

Năm 7 tuổi, trong vai Na Tra (vở Na Tra lóc thịt, kịch bản của NSND Bảy Nam), Kim Cương đã được tán thưởng nhiệt liệt khi lần đầu tiên diễn cùng với mẹ và dì ruột là NS nổi tiếng Năm Phỉ. Cả tuổi thơ của Kim Cương là những tháng ngày cùng cha mẹ và các thành viên đi lưu diễn các nơi.

Năm 1948, sau khi trải qua nhiều biến cố, Kim Cương được gửi vào trường dòng Cha Tam Chợ Lớn.

 

Kim Cương (bìa phải) cùng xơ Bernadate nhà dòng cha Tam (Ảnh tư liệu gia đình)

 

- Cuối năm 1954, NS Năm Phỉ qua đời, NS Kim Cương nghỉ học để làm giám đốc điều hành gánh hát của dì để lại, sau đó đổi tên thành Đoàn Cải lương Năm Phỉ - Kim Cương. NS Bảy Nam đứng sau làm cố vấn. Nghiệp cầm ca đã chính thức buộc chặt lấy NS Kim Cương từ đó. Mọi công việc thuận buồm xuôi gió; nhưng đến năm 1957 NS Kim Cương giải tán đoàn cải lương.

Năm 1956, khi 19 tuổi, bà lần đầu được đóng vai chính trong vở Giai nhân và ác quỷ và lập tức được báo chí phong tặng danh hiệu kỳ nữ Kim Cương. Cùng năm, NSND Kim Cương quyết định từ giã sân khấu cải lương để chuyển qua thoại kịch (kịch nói) - một con đường mới mẻ, riêng biệt nhưng cũng đầy chông gai và thử thách và chính thức thành lập Ban kịch Kim Cương. 

 

NSND Kim Cương là một trong những người đầu tiên thành lập loại hình kịch nói ở Sài Gòn đồng thời là người tái lập kịch nói đầu tiên ở TP.HCM giai đoạn sau 75 , Đoàn kịch Kim Cương cũng là đơn vị kịch nói nổi tiếng và có sức sống dài nhất ở phía Nam (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

- Vào những năm 50, nghệ sĩ Kim Cương đã nổi tiếng là “kỳ nữ”. Bà được báo Điện Tín mời phụ trách mục Thư tín, xem và trả lời thư của độc giả gửi tới tòa soạn. Kim Cương được độc giả yêu mến và nhiều em sinh viên xin nhận làm em nuôi. Bà cảm động lắm. Nhưng một ý nghĩ chợt lóe qua đầu. Bà viết thư trả lời: “Các em thương tôi thì tôi mừng lắm. Nhưng tại sao mình không đem tình thương đó đến với những mảnh đời bất hạnh. Hay là mình thành lập một nhóm gọi là Gia đình tình thương? Chúng ta sẽ cùng nhau làm từ thiện…”.  Từ đó, nhóm Gia đình tình thương cùng đi “xin” gạo, đường, quần áo cũ cho người nghèo, đặc biệt là cho các em mồ côi ở Cô nhi viện Quách Thị Trang và Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là những bước đi đầu tiên trên con đường thiện nguyện của người nghệ sĩ có tấm lòng vàng.

 

Kim Cương trả lời thư bạn đọc báo Điện Tín (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

 Đến tiệc cưới của mình, Kim Cương cũng tổ chức đơn sơ và ấm áp ở Cô nhi viện Quách Thị Trang cùng dàn nhạc đặc biệt của các em khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

- Năm 1963, NSND Kim Cương sang Pháp diễn cùng các nghệ sĩ lừng danh khác, có được thu nhập cao, đủ tiền nuôi em và theo học lớp diễn xuất và kịch câm. 

Năm 1965, NSND Bảy Nam tiễn con gái Kim Cương sang Pháp học tập 

 

NSND Bảy Nam tiễn con gái sang Pháp (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Năm 1967, trở về nước, NS Kim Cương mạnh dạn bước sang nghệ thuật điện ảnh. Xuất hiện trong hơn 45 phim sản xuất tại miền Nam, NS Kim Cương đã thành công rực rỡ qua các phim: Lòng nhân đạoThoại Khanh - Châu TuấnLưu Bình - Dương LễTứ quái Sài GònNgười chồng bất đắc dĩ

 

Không chỉ tỏa sáng trên sân khấu mà trên màn ảnh nhỏ, Kim Cương cũng ghi dấu bởi khả năng diễn xuất (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Năm 1972, Kim Cương kết hôn và hạ sinh đứa con trai duy nhất - bé Toro.

 

NS Kim Cương bên chồng và con (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

- Đoàn kịch Kim Cương hoạt động bền bỉ gần 40 năm cho đến khi hoàn thành sứ mệnh sân khấu của mình vào năm 1994.

Tháng 8/2012, NSND Kim Cương tổ chức 3 đêm diễn mang tên Tạ ơn đời. Không chỉ là món quà “tạ ơn đời”, chương trình còn là lời tri ân với khán thính giả đã yêu mến nghệ sĩ trong suốt quá trình hoạt động kịch nghệ của “kỳ nữ”. Trở lại sân khấu lần này là lần cuối, NSND Kim Cương đã chọn hai trích đoạn kịch nổi tiếng nhất của mình là Trà Hoa Nữ và Lá sầu riêng. Đây cũng là lần trở lại sân khấu để chào từ biệt khán giả của NSND Kim Cương. Các đêm diễn của bà gây dấu ấn với khán giả không phải ở sự hoành tráng, lộng lẫy của dàn dựng mà ở sự lắng đọng của cảm xúc.

 

Chương trình đưa người xem trở về với những hoài niệm xưa cũ của một Đoàn kịch Kim Cương lừng lẫy giữa thế kỷ trước. Đó là thời mà những vở kịch như Lá sầu riêng, Huyền thoại mẹ, Trà Hoa Nữ, Tania, Bông hồng cài áo... đã lấy nước mắt của bao nhiêu thế hệ khán giả. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

 

Năm 2014, NSND Kim Cương lập Quỹ học bổng mang tên NSND Bảy Nam - mẹ của bà, bức tượng đài trong lòng công chúng với các vai diễn người mẹ Nam bộ, với mục đích chăm lo cho con em nghệ sĩ, công nhân sân khấu có hoàn cảnh khó khăn. 

 

NSND Kim Cương tâm sự: "Tôi thường dặn con trai: "Nếu má có bề gì, con thay má duy trì quỹ học bổng Bảy Nam". Ngày trước, má tôi phiền lòng vì định kiến coi thường nghệ sĩ của người xưa, rằng "xướng ca vô loài". Má từng nhiều phen chịu nhục từ chính cậu, dì trong nhà vì đi theo gánh hát. Chị của má - nghệ sĩ Năm Phỉ - đến chết vẫn không được người thân nhìn mặt. Má tôi thường dặn: "Con phải sống sao để khán giả đánh giá đúng đóng góp của nghệ sĩ". Cách đây vài năm, tạp chí Forbes chọn tôi là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất nước. Đêm đó, nhận cúp xong, tôi dâng lên bàn thờ, nói: "Má ơi, con báo hiếu cho má được rồi". (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)

 

Năm 2014, NSND Kim Cương lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ sĩ tri âm với sự đồng hành của NSƯT Hữu Châu và nhà báo Thanh Hiệp

 

 “Nghệ sĩ tri âm” là chương trình được NSND Kim Cương khởi xướng nhằm đồng hành cùng các văn nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn mỗi dịp Tết đến Xuân về. (Ảnh: Internet)

 

Ngày 20/10/2015, NSND Kim Cương cùng Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM và các mạnh thường quân đã tổ chức thành công lễ cưới tập thể cho 40 đôi cô dâu, chú rể khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2018, NSND Kim Cương tiếp tục thực hiện se duyên cho các cặp đôi khuyết tật bất hạnh để đem lại hạnh phúc cho họ.

 

Sau nhiều năm theo đuổi công việc thiện nguyện, bà không chỉ tập trung vào những thiếu thốn vật chất của người khuyết tật, mà còn giúp họ vun vén đời sống tinh thần. (Ảnh: kynukimcuong.vn, Lao Động)

 

- Ngày 10/5/2016, NSND Kim Cương ra mắt cuốn hồi ký Sống cho người - sống cho mình. Cuốn Hồi ký đã ghi lại những thăng trầm của cuộc đời "kỳ nữ" của sân khấu Việt Nam sau nhiều năm ấp ủ, giúp công chúng hiểu hơn về bà cũng những thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp của Bà.

 

Cuốn hồi ký “Nghệ sĩ Kim Cương - Sống cho người, sống cho mình” chứa 25 câu chuyện được chia làm 4 phần với những dư vị ngọt ngào lẫn đắng cay của một nghệ sĩ gạo cội. Đây là lần đầu tiên, bà thổ lộ nhiều bí mật cuộc đời, có những góc khuất chưa một lần tiết lộ trên mặt báo (Ảnh: Internet)

 

Năm 2021, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM kết hợp cùng NSND Kim Cương công bố chương trình chăm lo trẻ mồ côi do dịch COVID-19 mang tên "Trái tim yêu thương".

 

(Ảnh: Internet)

 

Năm 2022, bà quyết định chuyển thể hồi ký thành phiên bản audio  Audio có thời lượng 1.000 phút, chia thành 25 câu chuyện về 40 năm làm nghề và hơn 80 năm cuộc đời của nghệ sĩ Kim Cương. Phiên bản audio giữ cấu trúc chính của sách hồi ký với 4 phần: Tuổi thơ nghiệt ngã, Sân khấu và cuộc đời, Những người trong đời tôi, Sống và yêu. Audio hồi ký được phát miễn phí trên các nền tảng số YouTube, Spotify và Apple Podcast.

 

Audio hồi ký có sự tham gia của nghệ sĩ lồng tiếng Thy Mai, Đạt Phi, Văn Ngà và các nghệ sĩ khách mời NSND Kim Xuân, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, diễn viên Trúc Anh...  (Ảnh: Internet)

 

CÁC THÀNH TỰU VÀ GIẢI THƯỞNG

- Năm 1974, Sài Gòn Đại hội Điện ảnh bầu chọn nữ diễn viên đóng nhiều phim nhất, bà đạt Diễn viên đóng nhiều phim nhất với số lượng đã đóng 50 phim. Cũng năm đó, bà đoạt hai giải Điện ảnh Á châu tổ chức tại Đài Bắc - Đài Loan (Trung Quốc): Diễn viên xuất sắc nhất và Tác giả lời thoại hay nhất.

 

Kim Cương tại Điện ảnh Á châu (Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Năm 2004, NS Kim Cương được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng BaNăm 2009, bà nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

- Năm 2006, NS Kim Cương được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh là Nữ nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam.

 

(Ảnh: kynukimcuong.vn)

 

Năm 2012, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

- Ngày 14/01/2017, bà được trao Kỷ lục “Người khởi xướng và thực hiện chương trình "Nghệ sĩ tri âm" thường niên tặng quà cho các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn nhiều nhất” 

 

Luật gia Nguyễn Mạnh Quý - Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng Kỷ lục đến NSND Kim Cương (Ảnh: VietKings)

 

Năm 2017, NSND Kim Cương được tạp chí Forbes Việt Nam chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam

Ngày 20/1/2022, tại lễ trao giải Mai Vàng, NSND Kim Cương được vinh danh là Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng, với hơn 50 năm làm thiện nguyện, giúp trẻ em mổ tim, giúp bệnh nhân nghèo...  

 

(Ảnh: VOV)

 

GIờ đây ở tuổi 85, NSND Kim Cương đang tận hưởng cuộc sống hạnh phúc bên vợ chồng con trai và 4 người cháu nội. Dành cả đời cống hiến cho nghệ thuật, đến khi rời sân khấu, NSND Kim Cương lấy thiện nguyện là lẽ sống.

 

 

thấy hạnh phúc khi dù tuổi tác và suy giảm sức khỏe cũng không khiến bà bỏ cuộc trước các hoạt động xã hội: Với tôi, làm từ thiện là một đường bay không điểm dừng vì càng làm càng thấy thiếu".


Phi Phi - VietKings (tổng hợp và biên tập)


 

content1
content2